Sùi mào gà ở nữ giới do nguyên nhân nào gây ra? Cách khắc phục sùi mào gà nữ giới như thế nào để mang đến hiệu quả cao nhất? Đây là những câu hỏi khiến hội chị em phụ nữ đang mắc phải căn bệnh xã hội nguy hiểm này vô cùng hoang mang, lo lắng.
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội không chỉ đe dọa đến sức khỏe của phụ nữ mà còn gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe nói chung của phái nữ. Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở nữ giới tuy dễ phát hiện hơn ở nam giới rất nhiều nhưng khi bệnh nhân phát hiện thường có tâm lý bỏ lơ vì nghĩ đó là dấu hiệu bình thường của cơ thể.
Do đó, khi quyết định đến gặp bác sĩ, bệnh đã biến chứng sang giai đoạn nặng hơn, khiến cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, phụ nữ mắc phải sùi mào gà thường có tâm lý mặc cảm và sức khỏe phụ nữ yếu ớt hơn nên việc điều trị tương đối vất vả hơn. Hy vọng bài viết chuyên sâu này sẽ giúp phái đẹp nhận ra dấu hiệu của căn bệnh khó nói này ngay từ những giai đoạn đầu tiên để có những hành động tích cực hơn.
Những nguyên nhân nào gây bệnh sùi mào gà ở nữ giới?
Những nguyên nhân nào gây bệnh sùi mào gà ở nữ giới? Thực tế cho thấy, bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội có tốc độ lây lan đáng báo động hiện nay hơn hẳn giang mai, lậu,...Sùi mào gà lây từ người sang người, chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn, không lành mạnh, không có dụng cụ bảo vệ.
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ khi quan hệ tình dục (dương vật đi sâu vào âm đạo) mới có khả năng mắc bệnh, thật ra khi có những tiếp xúc tình dục giữa tay, miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn thì khả năng mắc bệnh vẫn vô cùng cao.
Sùi mào gà có ở độ tuổi từ 18 – 35 tuổi với tỉ lệ mắc bệnh ngang nhau giữa nam giới, nữ giới. Sùi mào gà ở nữ giới thường xuất hiện do lây nhiễm từ chồng hay bạn tình của mình.
Đa số phụ nữ thường chung thủy hơn đàn ông nên việc quan hệ ngoài luồng hiếm khi xảy ra nên không bị lây nhiễm từ các dịch vụ mại dâm hay massage trá hình. Phụ nữ lây nhiễm từ đàn ông thường trong thời gian ủ bệnh nên khó phát hiện.
Sùi mào gà là căn bệnh chiếm tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục và thường gặp nhất ở độ tuổi từ 18-35, trong đó tỉ lệ người mắc bệnh cao nhất có độ tuổi từ 20-34. Số còn lại độ tuổi từ 35 - 44 thì có tỷ lệ mắc phải ít hơn.
Nam nữ có tỉ lệ mắc bệnh là bằng nhau. Con đường lây nhiễm chủ yếu là 90% qua đường tình dục không an toàn và 10% còn lại là do lây nhiễm gián tiếp như lây truyền qua đồ dùng chung như bàn chải khặn mặt hoặc đồ lót khăn tắm khi giạt chung đồ với người đã bị nhiễm virus.
Theo thống kê, những người có quan hệ tình dục với người mắc bệnh sùi mào gà thì 2/3 trong số đó bị nhiễm bệnh. Cũng tương tự như một số căn bệnh xã hội khác, con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở nữ giới khá phong phú và đa dang, có thể bằng con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến tỷ lệ chị em phụ nữ mắc phải sùi mào gà ngày một gia tăng.
1. Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn là tác nhân hàng đầu dẫn tới bệnh sùi mào gà. Khi bạn có quan hệ tình dục với người bị mắc bệnh sùi mào gà thì khả năng lây nhiễm bệnh lên đến 95%. Dù là quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn hay bằng miệng,… cũng có thể dễ dàng khiến cho virus HPV xâm nhập dẫn đến lây nhiễm bệnh sùi mào gà.
2. Sử dụng chung đồ cá nhân với người bị bệnh
Nếu bạn thường có thói quen dùng chung đồ cá nhân với người bị sùi mào gà như: quần lót, bệ xí, bồn tắm, khăn tắm,... còn vương vãi dịch mủ gây bệnh sùi mào gà thì nguy cơ bạn bị lây nhiễm cũng là khá cao.
3. Lây truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ trong quá trình mang thai không may mắc bệnh sùi mào gà nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách thì sẽ dẫn đến lây nhiễm cho thai nhi, gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của bé.
4. Lây nhiễm qua con đường máu
Nếu tiếp xúc với người bị bệnh thông qua các vết thương hở, trầy xước hoặc thông qua quá trình truyền/ nhận máu,... cũng có thể nhiễm virus sùi mào gà từ người đó.
Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ giới không nên bỏ qua
Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ giới không nên bỏ qua đó là gì? Tương tự như nam giới, nữ giới mắc bệnh sùi mào gà sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2 – 9 tháng với những dấu hiệu không rõ ràng. Các biểu hiện bên ngoài khi bắt đầu phát bệnh sẽ là: xuất hiện u nhú, xuất hiện nốt sùi nhỏ, màu hồng, li ti, không gây ngứa, không gây đau, dễ chảy máu,...
Chúng thường xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, môi bé, môi lớn, cổ tử cung,... khi có ma sát, chúng sẽ dễ chảy máu và nhiễm trùng. Sùi mào gà ở phụ nữ có khả năng lây lan rất nhanh sang những bộ phận khác như miệng, tay, chân, vòm họng,... Cụ thể là:
Vị trí sinh trưởng: âm hộ, âm đạo, tử cung, quanh hậu môn, thường phát sinh tại 2 vị trí cùng một lúc, thường gặp từ tử cung đến phần biểu bì xung quanh hậu môn hoặc nhiều vị trí khác, là các tổn thương đa trung tâm,trường hợp nghiêm trọng có thể gây tổn thương khoang tử cung.
Sùi mào gà ở âm đạo thường tập trung dầy, phát triển ở 1/3 phía trên hoặc 1/3 phía dưới âm đạo, gây ra các tổn thương lớn, có các mụn trắng dầy đặc, đôi khi lồi lên hình thành các mảng bám phân bố mạch máu.
Sùi mào gà thường gặp nhất tại âm môi, thường mềm, có màu hồng hoặc màu trắng đục, không có cuống u trên mạch máu, tập trung dầy, ban đầu xuất hiện tại những vùng ẩm ướt và vị trí tiếp xúc cọ sát như miệng âm đạo, âm hộ, lỗ niệu đạo, màng trinh, cũng có thể lan rộng đến âm môn và các vị trí khác hoặc xung quanh hậu môn.
Những vùng không có niêm mạc thì sùi mào gà biểu hiện rõ ràng hơn, giống với các mụn cóc thông thường
Ở nữ giới thường không có biểu hiện rõ ràng, bao gồm các triệu chứng như: đau nhức, ngứa rát cục bộ, ra máu và tiết dịch âm đạo sau khi giao hợp thường gặp nhất tại âm môi
Cũng như trường hợp ở nam, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, sùi mà gà có thể phát triển thành những mảng lớn, nhiều khi rất to, màu đỏ tươi, tiết ra dịch mủ có mùi hôi thối.
Bên cạnh đó, khi thăm khám phụ khoa sẽ thấy những tổn thương trợt loét, chảy máu ở cổ tử cung. Một số trường hợp có tổn thương xuất hiện ở cả trực tràng và bẹn.
Đặc biệt, những dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở miệng thường giống với bệnh nhiệt miệng và viêm họng nên có thể khiến người bệnh bị nhầm lẫn, do đó mà làm chậm trễ việc điều trị.
Bệnh sùi mào gà nữ giới và những biến chứng nguy hiểm khó lường
Bệnh sùi mào gà nữ giới và những biến chứng nguy hiểm khó lường chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe phái yếu. Nếu bệnh nhẹ, tổn thương ở u nhú không nhiều thì chị em phụ nữ sẽ không thấy quá đau đớn.
Tuy nhiên, khi u nhú phát triển quá mức sẽ gây đau, khó chịu trong việc đi lại, u nhú có thể bị sây sát, chảy máu khi va chạm hoặc bội nhiễm, có mủ, sốt và nổi hạch ở bẹn.
Trong một số trường hợp, những triệu trứng của bệnh sùi mào gà ở nữ giới có thể không rõ ràng hoặc không biểu hiện nên người bệnh có thể không biết mình đã bị nhiễm virut.
Hoặc ở người bệnh có biểu hiện nhưng chủ quan không đi khám và điều trị, bệnh tiến triển thành mãn tính, dẫn đến các biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây nguy hiểm cho thai nhi ở phụ nữ mang thai và làm tăng nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung,...Cụ thể:
- Loét, xuất huyết: sau khi diễn biến bệnh lớn, nhiều, dẫn đến những cảm giác khó chịu và có những vật lạ vùng kín. Bệnh dẫn đến triệu chứng xuất huyết hoặc gây cảm giác đau tức , sưng phù ở vùng kín,...
- Thông thường khi điều trị sùi mào gà người ta sẽ phải tiến hành đốt các u nhú, nốt sùi mào gà và những vết thương này cần 1 khoảng thời gian từ 7-10 ngày để có thể lành trở lại.
- Tuy nhiên, đối với sùi mào gà ở nữ giới, một số người có thể bị biến chứng làm vết thương khó lành trở lại. Do đó, khi điều trị sùi mào gà người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh sạch sẽ để vết thương chóng lành.
- Với nữ giới nó sẽ gây khó khăn cho việc đi lại đồng thời cũng gây nên sự tắc nghẽn vùng âm đạo gây đau đớn cho chị em. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh viêm nhiễm phụ khoa phát triển.
- Lây cho con, ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản: phụ nữ mang thai bị sùi mào gà ở cơ quan sinh dục, khi sinh đứa trẻ sẽ bị lây truyền qua đường sản đạo, dẫn đến đứa trẻ bị sùi mào gà đường hô hấp.
- Sùi mào gà ở những vùng ngoài bộ phận sinh dục: thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc bị lây truyền gián tiếp qua sử dụng đồ, có thể dẫn đến viêm kết mạc mắt và niêm mạc khoang miệng.
- Đau đớn về mặt tinh thần: sùi mào gà có thể khiến cho nữ giới đau đớn vô cùng, vì sức chịu đựng của nữ giới kém hơn nam giới. Vì thế nữ giới xuất hiện những trở ngại về tâm lý hay lo lắng, lây cho bạn đời, sợ bị ung thư, không muốn tiếp xúc với bên ngoài, từ đó ảnh hưởng đến sự hòa hợp của gia đình.
- Ung thư: U ác tính là biến chứng nghiêm trọng nhất của sùi mào gà. Sau khi bị nhiễm HPV type 16, 18, nếu điều trị không kịp thời, rất có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung sau này, điều trị sớm triệt để là phương pháp tốt nhất phòng ung thư do sùi mào gà.
Theo thống kê có tới hơn 90% các trường hợp bị ung thư cổ tử cung phát hiện có sự tồn tại của virus HPV. Những chị em phụ nữ mắc sùi mào gà không điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ biến chứng thành ung thư cổ tử cung.
Nói như vậy không có nghĩa là tất cả những chị em phụ nữ bị ung thư cổ tử cung đều mắc sùi mào gà. Vì một số chủng HPV không gây nên u nhú ở người mà chúng ký sinh trong môi trường âm đạo gây bệnh cho khu vực này.
Nữ giới bị sùi mào gà có quan hệ tình dục được không?
Nữ giới bị sùi mào gà có quan hệ tình dục được không? Đây là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ của phái đẹp chẳng may nhiễm phải căn bệnh này. Như nội dung bên trên đã đưa, quan hệ tình dục là con đường chính để lây nhiễm sùi mào gà.
Rất nhiều bác sĩ có lời khuyên chân thành dành cho bệnh nhân đó là: Tuyệt đối nên kiêng việc quan hệ tình dục khi đang mắc bệnh sùi mào gà. Hãy điều trị cho khỏi hẳn hoặc quan hệ tình dục trở lại khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Virus HPV có khả năng lây lan rất mạnh, kể cả khi sử dụng biện pháp an toàn là sử dụng bao cao su. Hơn nữa, trong quá trình quan hệ khó có thể kiểm soát các loại dịch nước bắn vào các vị trí khác kéo theo mầm bệnh, từ đó lây lan bệnh.
Mặt khác, khi virus của bệnh lây lan quá mạnh, việc quan hệ lúc này rất khó khăn vì gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Khi quan hệ dễ bị chảy máu, xây xước gây đau đớn, phá hỏng cuộc vui của hai người.
Hơn nữa, đối với sùi mào gà ở nữ giới, khi người mang bệnh sùi mào gà quan hệ tình dục, các dịch ẩm ướt cộng môi trường ở cơ quan sinh dục tiết nhiều, là môi trường để virus HPV phát triển mạnh hơn, gây nên các triệu chứng nặng hơn cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn đối với các bác sĩ vì hầu hết các phác đồ điều trị hiện nay đều yêu cầu bệnh nhân phải kiêng cữ vấn đề chăn gối, như vậy kết quả điều trị mới chính xác và đem lại hiệu quả cao.
Thêm nữa, khi nhiễm bệnh mà vẫn quan hệ tình dục dễ gây tổn thương các mô thần kinh cảm xúc, do đó gây ảnh hưởng tới thần kinh hưng phấn, người bệnh sẽ khó có được sự hưng phấn tình dục như ban đầu cũng như chức năng sinh dục bị ảnh hưởng.
Một điều khác cũng đáng nói đến là nếu như trong quá trình điều trị vẫn quan hệ tình dục, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm kéo theo sự khó hồi phục của các tổn thương mà các nốt sùi mào gà gây ra.
Việc sử dụng bao cao su khi quan hệ chỉ có thể làm giảm tỉ lệ lây nhiễm bệnh chứ không ngăn chặn hoàn toàn được 100% vì sùi mào gà vẫn có thể lây lan qua việc cọ xát, tiếp xúc với các vùng da không được bao cao su bảo vệ.
Ngoài ra, quan hệ tình dục khi đang mắc sùi mào gà cũng sẽ khiến cho bệnh thêm trở nặng do nốt sùi có thể bị vỡ ra, lan rộng sang các niêm mạc lân cận,...
Sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì là tốt nhất?
Sùi mào gà ở nữ giới giai đoạn đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì là tốt nhất? Nữ giới mắc bệnh sùi mào gà cần phải biết mình nên ăn gì và nên kiêng gì. Bởi điều này vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị căn bệnh xã hội nguy hiểm này.
Bác sĩ Kim Vân – Chuyên khoa I Sản phụ khoa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Có nhiều chị em phụ nữ đã hỏi: “Chào bác sĩ! Tôi dùng thuốc bôi chữa bệnh sùi mào gà theo đơn của bác sĩ. Hôm đi khám và lấy đơn thuốc do tâm lí với bận công việc nên tôi đã không nhớ rõ bác sĩ dặn dò thêm những gì.
Về nhà tôi vẫn dùng thuốc đúng theo đơn, không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị và thực hiện chế độ làm việc, nghỉ ngơi khá hợp lý. Tuy nhiên tôi có một thắc mắc trong việc ăn uống đó là người mắc sùi mào gà nên ăn gì và nên kiêng gì là hợp lý nhất. Tôi chỉ sợ mình ăn uống linh tinh rồi khiến bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm”.
Đối với câu hỏi này, bác sĩ Kim Vân giải đáp như sau: “Chúng tôi rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho phòng khám, đây có lẽ cũng là thắc mắc của không ít bệnh nhân hiện nay, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc này như sau:
Thực sự việc điều trị bệnh sùi mào gà ở nữ giới cần tới sự kiên trì và quyết tâm của bệnh nhân và trợ giúp của người nhà bệnh nhân. Nếu người bệnh không duy trì thực hiện tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì rất khó để bệnh chữa trị triệt để, từ đó tăng nguy cơ bị tái phát sùi mào gà đối với những người đã điều trị.
Để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ, làm việc hợp lý. Một số loại thực phẩm người bệnh sùi mào gà nên ăn và không nên ăn trong quá trình điều trị mà bạn cần nắm được.
1. Nữ giới bị sùi mào gà nên ăn gì là hợp lý nhất
Nữ giới bị sùi mào gà nên ăn gì là hợp lý nhất? Câu trả lời đó chính là, chị em phụ nữ nên ăn một số loại thực phẩm và cố gắng bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá tình điều trị bệnh sùi mào gà như:
- Thực phẩm giàu chất sắt
Nhất là với các bệnh nhân áp dụng phương pháp đốt laser sùi mào gà thường bị mất nhiều máu, kèm theo cảm giác khá là đau đớn. Vậy nên, sau khi trải qua đợt điều trị đó bạn cần bổ sung thêm những thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: các loại thịt đỏ, các loại rau xanh, ngũ cốc... Nó không chỉ giúp cơ thể phục hồi nhanh mà còn tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
- Thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin
Thực phẩm giàu khoáng chất
Những khoáng chất và vitamin ở đây bao hàm rất rộng, bao gồm sắt, canxi, magie, natri... đó đều là các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bạn hàng ngày. Nhóm thực phẩm chứa nhiều khoáng chất đó là rau quả, thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại ngũ cốc.
Bên cạnh đó, đối với sùi mào gà ở nữ giới, người bệnh cần tăng cường ăn các loại tôm, cua, tép giã nhỏ để tăng cường bổ sung chất đạm và canxi. Nhiều người có suy nghĩ đồ tanh có thể gây ngứa vết thương nên họ kiêng kị trong suốt quá trình điều trị, điều này hoàn toàn là sai lầm. Bạn nên kết hợp hài hòa, thay đổi các món ăn giữa nhóm thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày của mình.
Thực phẩm giàu vitamin
Kể cả khi bạn khỏe mạnh vẫn cần lượng vitamin thiết yếu cho cở thể, các loại vitamin cần thiết cho khi bạn đang điều trị bệnh sùi mào gà và bạn cũng cần bổ sung những loại vitamin này trong bữa ăn hàng ngày: vitamin A, B, C.
Vitamin A: Có nhiều trong trứng, cá, gan, trứng. Chúng có nhiều trong các loại quả, rau như đu đủ, xoài, hồng, rau ngót, rau muống, rau lang, kinh giới, cà rốt, xương song.
Vitamin B: Chứa khá nhiều trong thức ăn động vật như thịt, thức ăn thực vật như đậu đỗ, cám gạo... bạn nên lưu ý vitamin B dễ bị hòa tan trong nước, dễ bị phân hủy nên chúng dễ mất đi trong quá trình bạn chế biến món ăn. Vì thế bạn không nên nấu quá kỹ hay quá chín những thực phẩm có chứa vitamin nhóm B này.
Vitamin C: Vitamin C rất quan trọng cho những người sùi mào gà bởi vì nó tăng cường sức đề kháng cơ thể để chống trọi lại với virus.
Rau quả tươi chính là thực phẩm chứa nhiều vitamin C nhất. Những loại rau quả đặc biệt tốt cho người bệnh sùi mào gà đó là rau ngót, rau muống, mồng tơi, các loại rau thơm, cam, chanh ....Tất cả chúng đều là những loại thực phẩm nên ăn bởi chúng cực kì tốt cho việc điều trị bệnh sùi mào gà.
Cũng tương tự vitamin B, vitamin C cũng rất dễ bị phân hủy nên bạn cần chú ý trong quá trình chế biến, không cần phải nấu đồ ăn quá kỹ hoặc vò rau quá nát trong khi ngâm rửa.
- Các loại nấm
Các loại nấm đều rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Các loại nấm như nấm rơm, mộc nhĩ, bách hợp đều có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại virus gây bệnh sùi mào gà. Đặc biệt nấm hương có nhiều đường rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Đối với sùi mào gà ở nữ giới, chị em phụ nữ có thể uống thuốc AHCC được chiết xuất từ một loại nấm của Nhật Bản có khả năng tăng cường miễn dịch và ức chế virus HPV.
- Tỏi
Chất acillin chứa trong tỏi có tác dụng tăng sức miễn dịch cho cơ thể, tiêu diệt virut gây bệnh trong đó có cả virus HPV tác nhân gây bệnh sùi mào gà. Ngoài ra, tỏi còn có công dụng kháng viêm, giảm đường huyết, giảm huyết áp và đặc biệt có chất chống ung thư giúp ngăn chặn một phần nào đó biến chứng ung thư của sùi mào gà.
Dùng tỏi trong chế biến các món ăn để tăng cường hoặc dùng rượu tỏi để uống ngày từ 1 đến 2 ly.
2. Những thực phẩm và đồ ăn mà nữ giới mắc bệnh sùi mào gà nên kiêng
Những thực phẩm và đồ ăn mà nữ giới mắc bệnh sùi mào gà nên kiêng đó là gì? Ngược lại với những thực phẩm nên ăn vì tốt cho người nhiễm phải căn bệnh xã hội này, thì chị em phụ nữ cũng phải ghi nhớ những thực phẩm mình nên kiêng đó chính là:
- Các đồ ăn cay nóng hoặc có quá nhiều dầu mỡ
Chúng có thể khiến vùng tổn thương bị kích thích, đồng thời tiết ra nhiều dịch hơn làm vết thương thêm trầm trọng, khiến vết thương càng lâu khỏi.
- Các chất kích thích
Đối với sùi mào gà ở nữ giới, người bệnh tuyệt đối không được dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,... cho đến khi bệnh đã khỏi hoàn toàn. Bởi các chất kích thích này là nguyên nhân làm cho hệ miễn dịch suy yếu từ đó làm cho các virus gây ra bệnh sùi mào gà phát triển mạnh và nhanh chóng hơn.
- Các loại hải sản
Bạn vẫn có thể hải sản hay thủy sản nhưng cần hạn chế hơn những thực phẩm khác.
- Hạn chế thức ăn nhanh
Đồ ăn nhanh như xúc xích, bánh mì, khoai tây chiên, gà rán,... là món đồ khoái khẩu của nhiều người. Tuy nó giàu chất béo, nhưng là chất béo không lành mạnh, khi ăn nhiều khiến nhiệt độ toàn cơ thể tăng bao gồm vùng sinh dục, làm các tổn thương trở nên nặng nề hơn.
Việc điều trị sùi mào gà thì nên chú trọng vào việc không nên ăn gì và đặc biệt là các chất kích thích có hại cho hệ miễn dịch cơ thể. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn tới việc sùi mào gà hay bị tái phát lại. Nội dung sẽ được trình bày tại bài viết dưới đây.
Cách chữa bệnh sùi mào gà ở nữ giới ngay tại nhà, tránh tái phát
Cách chữa bệnh sùi mào gà ở nữ giới ngay tại nhà, tránh tái phát bằng cách nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Thực tế, sùi mào gả ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, đến công việc của chị em phụ nữ. Khiến phái đẹp gặp nhiều tổn thương vô cùng nghiêm trọng không chỉ về mặt thể chất mà cả tinh thần.
Sùi mào gà là căn bệnh rất dễ lây lan, khó chữa trị và dễ tái phát. Chính vì lẽ đó, mà trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần ghi nhớ những điều dưới đây để tránh căn bệnh xã hội này tái phát không mong muốn.
- Kiểm tra đầy đủ, toàn diện
Trong quá trình điều trị sùi mào gà, bạn cần thực hiện kiểm tra toàn diện và điều trị triệt để. Bạn nên kiểm tra sùi mào gà trên toàn bộ cơ thể để loại bỏ hoàn toàn những u nhú.
Ngoài ra, bạn nên thực hiện những xét nghiệm tầm soát với các căn bệnh xã hội khác để hạn chế nguy cơ tái phát sùi mào gà và các căn bệnh liên quan. Đặc biệt, bạn nên kiểm tra HIV để bảo đảm an toàn cho bản thân và sử dụng thuốc tầm soát nếu như có điều không hay xảy ra.
- Tập trung một phương pháp điều trị
Việc tập trung với một phương pháp điều trị là điều cần thiết. Tránh việc tự tiện dùng thuốc hoặc thay đổi phác đồ sẽ gây ra hiện tượng tái phát nhanh hơn. Ghi nhớ việc uống thuốc, bôi thuốc đúng giờ.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Việc giữ vệ sinh cơ thể nói chung và vùng kín nói riêng là điều rất nên làm. Vùng kín phải luôn sạch sẽ, khô thoáng hàng ngày và được vệ sinh bằng nước ấm.
Đối với sùi mào gà ở nữ giới, người bệnh phải luôn có ý thức về bệnh trạng của mình để tránh lây lan cho những người xung quanh, tuyệt đối không sử dụng chung khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng,... không tắm chung ở phòng tắm công cộng. Việc vệ sinh cơ thể càng nên được chú ý khi rơi vào giai đoạn thai kì, trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.
- Chú ý trong chế độ ăn uống
Những thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt,... nên được loại bỏ ra khỏi thực đơn nhằm tránh tái phát sùi mào gà. Những chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá,... cũng nên tạm biệt hoàn toàn.
- Tránh việc quan hệ tình dục
Việc quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh chỉ mang lại những điều tiêu cực cho bệnh nhân và cả bạn tình. Bệnh nhân cần hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra quan hệ tình dục, tốt nhất là kiêng hẳn để tránh gây ra tái phát.
Những lần tái phát sau đều mang lại hậu quả nặng nề hơn lần đầu tiên về mọi mặt. Nếu bắt buộc phải quan hệ tình dục, bạn nên dùng những biện pháp an toàn và tránh tiếp xúc ở những vị trí niêm mạc tổn thương để lây bệnh.
Đặc biệt, đối với sùi mào gà ở nữ giới, thì phái đẹp nên tránh việc quan hệ với nhiều bạn tình để lây nhiễm với người khác. Việc chung thủy với bạn tình rất quan trọng đối với sức khỏe.
- Giữ tinh thần thật thoải mái
Khi điều trị bệnh sùi mào gà, tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh khỏi mọi lo lắng, căng thẳng, phiền muộn là điều rất cần thiết. Vì thế, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thật hợp lý và siêng năng trò chuyện cùng bạn bè sẽ làm giảm khả năng tái phát.
- Luyện tập thể thao
Đây là điều không thể thiếu để căn bệnh xã hội nguy hiểm này tái phát. Việc tập thể thao vừa giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Khi đó, nếu virus HPV hoạt động một lần nữa, cơ thể sẽ vững vàng hơn!
- Khám định kỳ
Việc thăm khám định kì sau quá trình điều trị là điều cần thiết để theo dõi sự phục hồi của bệnh. Thời gian lí tưởng nhất cho việc tái khám phụ khoa hay nam khoa là 3 – 6 tháng/ lần để tầm soát bệnh cẩn thận hơn.
Như vậy, thông qua nội dung bài viết về bệnh sùi mào gà ở nữ giới thì phái đẹp đã nhận biết được rõ những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh rồi đúng không nào? Chính vì lẽ đó, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường nghi nhiễm sùi mào gà, chị em phụ nữ hãy chủ động đến ngay một cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời.