Cách trị đi cầu ra máu tại nhà an toàn tiết kiệm (nhiều người thành công)

May 24, 2019
Bệnh Trĩ

Đi cầu ra máu hay đi ngoài ra máu là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm dù ít hay nhiều. Nhiều người thắc mắc không biết đi cầu ra máu là bệnh gì có nguy hiểm không, có cần phải đi khám và điều trị không?

Để giải đáp vấn đề này mọi người hãy tham khảo thông tin dưới đây được tổng hợp từ chia sẻ của chuyên gia về hiện tượng đi cầu ra máu, các cách trị đi cầu ra máu tại nhà, cách điều trị đi cầu ra máu hiệu quả nhất hiện nay.

Nguyên nhân gây hiện tượng đi cầu ra máu

Nhiều người thường bỏ qua hiện tượng đi cầu ra máu vì nó không xuất hiện thêm triệu chứng gì cụ thể, có trường hợp còn không cảm thấy đau. Tuy nhiên không phải ngẫu nhiên mà bạn bị đai cầu ra máu, đó có thể là dấu hiệu của một số chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa hoặc bạn đã mắc phải các bệnh lý hậu môn trực tràng.

Đi cầu ra máu là hiện tượng chảy máu khi đi cầu, máu dính ở phân, giấy vệ sinh hoặc ra sau phân khi đi cầu. Triệu chứng đi cầu ra máu tuy không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên không khỏi thì nó sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Dưới đây là một số diện bệnh là nguyên nhân gây hiện tượng đi cầu ra máu:

Trường hợp đi cầu ra máu tươi:

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi liên quan đến bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như:

+ Trĩ: Trĩ là nguyên nhân phổ biến nhất gây đi ngoài ra máu tươi. Máu có thể chỉ đủ dính vào giấy vệ sinh hoặc bắn thành tia. kèm theo đó là các triệu chứng khác như đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn, có cục thịt nhỏ lồi ra bên ngoài.

+ Nứt kẽ hậu môn: Đây là tình trạng hậu môn xuất hiện những vết nứt, rách hoặc loét có kích thước từ 0, 5-1cm. Vết nứt này gây đau và chảy máu ở hậu môn, đặc biệt là những lúc bị táo bón phải rặn mạnh khi đi cầu.

+ Rò hậu môn: Dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh rò hậu môn là khi bị chảy máu khi đi cầu, nhưng nếu nặng hơn còn có thể xì ra ngoài thông qua các lỗ rò.

+ Do polyp đại trực tràng: Bệnh có sự xuất hiện của một khối u nhỏ trong đường ruột ( thường là lành tính). Chứng đi ngoài ra máu, đau quặn bụng, tiêu chảy chính là những biểu hiện đến sớm của căn bệnh này.

+ Ung thư đại trực tràng: Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao. Bệnh nhân nên đề phòng với căn bệnh này khi gặp các biểu hiện như đi  ngoài ra máu tươi hoặc máu đen, rối loạn tiêu hóa kéo dài, sụt cân nhanh, đau bụng, cơ thể mệt mỏi …

+ Bệnh kiết lỵ: Thường gây ra hiện tượng đại tiện ra máu kèm theo các triệu chứng có chất nhầy trong phân, đi ngoài nhiều lần trong ngày, hay bị đau bụng, mót rặn, đau hậu môn khi đi ngoài,…

+ Viêm đại tràng: Căn bệnh này chỉ tình trạng tổn thương ở niêm mạc đại tràng do bị nhiễm khuẩn ,sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hay do ảnh hưởng của các căn bệnh viêm ruột khác. Bệnh thường có xu hướng phát triển thành mãn tính rất khó điều trị triệt để.

đi cầu ra máu là bệnh gì

Trường hợp đi ngoài  ra máu đen:

Hiện tượng đi cầu ra máu đen (phân đen) thường do bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ra:

+ Xuất huyết dạ dày: Máu ra ngoài có thể theo đường miệng hoặc ra ngoài theo đường đi của phân. Nó có màu đen như bã cà phê và khiến phân có mùi hôi thối khó chịu.

+ Nhồi máu ruột non: Bệnh gây đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng đi cầu ra máu đỏ tươi hoặc máu đen. Người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

+ Các nguyên nhân khác: Bệnh máu trắng, bệnh máu không đông và một số căn bệnh nhiễm trùng

Xem thêm: [Cảnh báo] Nguyên nhân đi ngoài ra máu từ những sai lầm phổ biến

Các cách trị đi cầu ra máu tại nhà an toàn tiết kiệm hiệu quả

Để trị đi cầu ra máu hiệu quả điều đầu tiên người bệnh cần phải đi khám bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân gây bệnh thì mới có phương pháp chữa trị thích hợp và hiệu quả.

Ngoài ra hiện nay nhiều người lựa chọn phương thức điều trị tại nhà vì nguyên liệu dễ kiếm, đơn giản, dễ sử dụng và không bị tác dụng phụ.

Dưới đây là các cách trị đi cầu ra máu tại nhà an toàn tiết kiệm hiệu quả mọi người nên tham khảo:

1. Chữa bệnh đi cầu ra máu bằng rau diếp cá

Rau diếp cá được xem là khắc tinh của các căn bệnh đường tiêu hóa nhờ tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm và kích thích tiêu hóa…

Cách sử dụng:

– Cách 1: Hái, ngâm cùng muối hạt, rửa sạch và để ráo rồi ăn sống

– Cách 2: Bạn nấu sôi nước rồi cho rau diếp cá vào. Sau đó, hãy đổ ra chậu và xông hậu môn. Khi nước còn ấm, hãy rửa và ngâm hậu môn.

– Cách 3: Rau diếp cá rửa sạch, ngâm nước muối và giã nhuyễn đắp vào vị trí đau nhức thường chảy máu ở hậu môn.

2. Chữa bệnh đi cầu ra máu bằng vỏ cây hồng

Với vỏ cây hồng, bạn đem phơi khô khoảng 120gr rồi sấy chín. Sau đó, giã nhuyễn vị thuốc đã chuẩn bị này uống cùng nước gạo. Lưu ý, nên dùng một lần trong ngày, thực hiện đều đặn trong 2 tuần sẽ giúp giảm hẳn chứng đi cầu ra máu.

3. Chữa bệnh đi cầu ra máu bằng cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi còn có tên là cây cỏ mực có vị ngọt, tính lương vào hai kinh thận và can, có tác dụng chỉ huyết, bổ thận âm. Trong dân gian, loại cỏ này được sử dụng để cầm máu, chữa bệnh trĩ và nhiều công dụng khác nữa.

Bạn có thể sử dụng cỏ nhọ nồi chữa đi cầu ra máu bằng cách cột một nắm cỏ nhọ nồi để nguyên cả rễ rồi giã nhuyễn. Sau đó, hãy cho một chén rượu nóng vào để lấy dịch đặc rồi uống nước còn bã đắp ngoài hậu môn.

4. Chữa bệnh đi cầu ra máu trong bằng lá ngải cứu

Lá ngải cứu thường có vị đắng, tính hơi ấm, có công dụng giảm đau, chống viêm, nhuận tràng… Nên từ lâu, các thầy thuốc đã biết áp dụng lá ngải cứu vào điều trị đi cầu ra máu.

  • Bài thuốc đắp ngoài:

+ Nguyên liệu: 1 nắm cây ngải

+ Cách thực hiện:

Số ngải cứu đã chuẩn bị cần đem rửa cho thật sạch và ngâm qua nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Sau đó cắt nhỏ ngải cứu ra và đem giã nát rồi đắp vào hậu môn. Dùng băng gạc cố định thuốc trong ít nhất 30 phút , sau đó tháo ra rồi rửa lại cho sạch sẽ.

  • Xông hơi lá ngải cứu chữa đi ngoài ra máu:

+ Chuẩn bị: Ngải cứu, lá sung, lá lốt, khúc tần mỗi loại 1 nắm; Nghệ vàng 1 củ; Nước bồ kết đặc 1 chén

+ Cách thực hiện:

Các vị thuốc trên đem rửa sạch và thái nhỏ, riêng nghệ tươi giã nát ra. Sau đó cho tất cả ( trừ nước bồ kết )vào nồi cùng với khoảng 2 lít nước nấu sôi kĩ trong 10 phút. Cuối cùng mới cho nước bồ kết vào đun sôi trở lại thì tắt bếp. Gạn nước thuốc vào trong 1 cái bô rồi ngồi lên đó xông sau khi đã rửa hậu môn sạch sẽ. Mỗi ngày xông khoảng 20 phút là được.

5. Chữa bệnh đi cầu ra máu bằng sơn dược, tam thất, long nhãn, gừng nước

Đi cầu ra máu do hư hàn (tì vị hư hàn, không thông huyết, máu chảy trong ruột, do đi cầu trước ra máu sau, máu có màu sẫm, da xanh xao, thần sắc mệt mỏi, đau bụng, phân lỏng). Lúc này, người bệnh có thể dùng lượng vừa đủ sơn cước, tam thất, gừng, long nhãn vào sắc thành thuốc. Dùng để uống hàng ngày, các triệu chứng đi cầu ra máu sẽ giảm đi trông thấy.

6. Dùng rau sam chữa đi cầu ra máu tươi

Rau sam được ghi nhận có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như trị nóng trong, giải độc gan, kích thích lưu thông máu, tiêu viêm, nhuận trường, lợi tiểu. Loại thảo dược này thường được sử dụng để trị lở ngứa ngoài da, kiết lỵ, sỏi thận , đại tiện ra máu…

Dùng rau sam chữa đi cầu ra máu tươi

+ Chuẩn bị: 100g rau sam, đường hoặc mật ong

+ Cách thực hiện:

Cách điều trị đi ngoài ra máu tại nhà bằng rau sam khá đơn giản, bạn đem giã nát rau sam để chắt lấy nước. Sau đó pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ để tạo độ ngọt dùng uống khi đói bụng mỗi ngày 1 lần.

Xem thêm: [Nguy hiểm] Đi cầu ra máu vón cục ẩn dấu bệnh gì? (Chớ coi thường)

Phòng ngừa đi cầu ra máu

Mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa đi cầu ra máu ngay tại nhà để hạn chế và hỗ trợ điều trị đi cầu ra máu.

- Chế độ ăn: Chế độ ăn hợp lý, ăn ít thịt nhiều rau, ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ăn ít đồ cay, ăn nhiều trái cây, ăn sáng hàng ngày giúp đi đại tiện dễ dàng. Không uống rượu, bia; không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu.

- Đi đại tiện hàng ngày: Tập thói quen đi cầu hàng ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, khi đi đại tiện không ngồi xổm lâu hoặc rặn mạnh. Giảm bớt các tác động lên vùng hậu môn, trực tràng, dùng giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ.

- Thể dục, thể thao: Tham gia vào một số hoạt động thể chất phù hợp để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu. Tăng cường vận động cho cơ thắt hậu môn, đặc biệt là vận động hậu môn, khi bị sưng tấy do trĩ, chảy máu nhiều thì nên đi khám và điều trị kịp thời.

- Làm việc khoa học: Tránh khuân vác quá nặng, tránh đứng/ngồi liên tục trong thời gian dài. Với người phải ngồi làm việc liên tục, sau khoảng 1h nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng vài phút.

Đi cầu ra máu nên ăn gì tốt nhất?

Ngoài việc áp dụng các cách trị đi cầu ra máu tại nhà thì mọi người nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý có tác dụng ngăn ngừa, đẩy lùi đi cầu ra máu và nhiều bệnh lý khác. Vì thế mọi người nên lập cho mình một chế độ ăn uống thật phù hợp và nên tuân theo mỗi ngày.

  • Thực phẩm giàu chất xơ

Nhiều loại rau có tác dụng nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón khá tốt, điển hình như Rau diếp cá, mồng tơi, rau má, rau khoai lang, rau đay, rau sam, rau cần…

Ngoài ra, một số loại củ quả và hạt có tỷ lệ chất xơ cao như khoai lang, củ cải, cà rốt, bơ, đu đủ, bưởi, thanh long, hạt đậu đen, vừng đen... sẽ hỗ trợ tốt cho người bị táo bón, trĩ, giúp đại tiện dễ dàng hơn.

  • Uống nước đầy đủ

Khi thiếu nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước từ phân vào máu, làm cho phân càng khô cứng. Táo bón thêm trầm trọng gây bất lợi cho những người vốn mắc bệnh lý trực tràng – hậu môn như trĩ, polyp, viêm nhiễm hậu môn. Niêm mạc đường ruột càng bị cọ xát, hiện tượng chảy máu càng nghiêm trọng hơn. Nên một lần nữa cần nhắc lại, uống đủ nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày thực sự khá quan trọng đối với người mắc những bệnh kể trên.

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu magie

Magie là một khoáng đa lượng tối cần cho cơ thể vì góp mặt trong nhiều chuyển hóa quan trọng. Đặc biệt magie còn hỗ trợ giúp tăng cường nhu động ruột, giúp đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa trơn tru hơn.

Nhìn chung các thực phẩm giàu chất xơ thì cũng có hàm lượng magie cao. Điển hình là các loại rau xanh ( súp lơ xanh, rau dền, rau bina, bí đỏ, …), các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả hạch ( đặc biệt là hạnh nhân). Ngoài ra, người thiếu magie nên ăn thêm những thực phẩm giàu magie khác như sữa, thịt, hải sản, thậm chí la nguồn “nước cứng” cũng cung cấp cho cơ thể một phần magie đáng kể.

Đi cầu ra máu nên ăn gì tốt nhất
  • Ăn các loại rau củ quả giàu vitamin C

Vitamin nổi tiếng là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó còn giúp cơ thể được thanh nhiệt hơn, tăng cường sức đề kháng, vô cùng cần thiết nếu người bệnh đang bị rách niêm mạc, chảy máu vùng hậu môn, trực tràng.

Các thực phẩm giàu vitamin điển hình nên bổ sung bao gồm: cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, mận...

  • Nguồn thực phẩm giàu Rutin

Rutin là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch rất tốt. Chính vì vậy, rutin thường được khuyên dùng trong trường hợp bị suy yếu mạch máu, các trường hợp chảy máu, tổn thương niêm mạc... Nguồn rutin dồi dào nhất hiện nay phải kể đến nụ hòe. Hoặc bổ sung rutin cho cơ thể từ nguồn thực phẩm sau: lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, diếp cá, rau má...

Trên đây là thông tin liên quan đến hiện tượng đi cầu ra máu và cách trị đi cầu ra máu tại nhà an toàn tiết kiệm nhiều người áp dụng thành công. Hi vọng mọi người đã có thêm những kiến thức hữu ích về triệu chứng đi cầu ra máu.

Xem thêm: Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng – Dấu hiệu cảnh báo ung thư

Các tìm kiếm liên quan đến đi cầu ra máu

cách trị đi cầu ra máu

cách trị đi cầu ra máu tại nhà

cách điều trị đi cầu ra máu

cách chữa trẻ đi ngoài ra máu

cách chữa đi cầu ra máu

Trịnh Tùng

chuyên khoa Ngoại tiêu hóa

Trình độ học vấn:

  • Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội
  • Bác sỹ chuyên khó cấp I
  • Bác sỹ Nội trú tại cộng hòa Pháp
  • Bác sỹ chuyên khoa cấp II
  • Tiến sĩ, bác sỹ y khoa

Các khóa học tham gia:

  • Khóa đào tạo giảng viên cấp cứu chấn thương tại     Hoa Kỳ năm 2003
  • Khóa đào tạo phẫu thuật ngoại khoa tại Hàn Quốc     1997

Quá trình công tác:

  • Năm 1997-2003: Phẫu thuật viên, Trưởng khoa phẫu     thuật tiêu hóa bệnh viện Xanh-pôn Hà Nội.
  • 2003-2011: Phó giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền     Trung Ương (phụ trách chuyên môn)
  • Năm 2011- nay: Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham     gia khám, điều trị, phẫu thuật tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà     Nội. Cố vân chuyên môn (phẫu thuật) của bệnh viện Y học Cổ truyền Trung     ương. Phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Sở trường chuyên môn:

  • Thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về     tiêu hóa
  • Điều trị và phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực     tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng có gần 40 năm kinh nghiệmkhám, điều trị và phẫu thuật các bệnh hậu môn – trực tràng. Với kinh nghiệm,trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sỹ luôn đượcngười bệnh tin tưởng, tín nhiệm.

Related Posts

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form