Phát hiện và điều trị sớm triệu chứng đi ỉa ra máu có tác dụng ngăn ngừa sớm các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì , đi ngoài ra máu và chất nhầy có sao không, đi ngoài ra máu nên ăn gì mau hết bệnh? Đó là thắc mắc của nhiều người và để tìm lời giải đáp hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Hiện tượng đi ỉa ra máu là gì?
Đi ỉa ra máu (đi ngoài ra máu) là triệu chứng xuất hiện ngày càng nhiều và phổ biến không kể đối tượng và lứa tuổi. Hiện tượng đi ỉa ra máu là dấu hiệu của bệnh gì, chữa được không là câu hỏi của rất nhiều người mắc triệu chứng này.
Theo chuyên gia giải đáp đi ỉa ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý tại vùng hậu môn trực tràng. Biểu hiện của triệu chứng cũng như mức độ chảy máu khi đại tiện sẽ có thể là rất ít và kín đáo, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc nặng hơn là máu sẽ chảy thành tia hay thành giọt đồng thời kèm theo các triệu chứng khác như đau quanh vùng hậu môn, mót rặn, sờ thấy búi trĩ ở rìa hậu môn ... tùy theo từng bệnh lý.
Đi ỉa ra máu không hiếm gặp. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi, một số khác là triệu chứng nguy hiểm cần điều trị. Bệnh có thể biểu hiện dưới dạng chảy máu sau phân, trong phân có lẫn máu (thường ít, bằng mắt thường khó thấy mà phải nhờ xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân).
Trong phân có máu thường gặp ở đoạn dưới đường tiêu hóa (chảy máu đại trực tràng), cũng có thể ở đoạn trên đường tiêu hóa. Máu có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hay thâm đen tùy thuộc vào bộ phận mắc bệnh bị chảy máu, lượng máu và thời gian máu đọng.
Xem thêm: [Chia sẻ] Cách chữa đi đại tiện ra máu tại nhà an toàn tiết kiệm
Triệu chứng đi ỉa ra máu là dấu hiệu của bệnh gì, chữa được không?
Không phải ngẫu nhiên mà xuất hiện triệu chứng đi ỉa ra máu, đây có thể là dấu hiệu của một loại bệnh nào đó. Vậy triệu chứng đi ỉa ra máu là dấu hiệu của bệnh gì, chữa được không?
Nếu bạn xuất hiện triệu chứng đi ỉa ra máu thì có thể bạn đã mắc một trong các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc bệnh lý hậu môn trực tràng. Nếu phát hiện sớm và kịp thời điều trị thì đi ỉa ra máu có thể chữa khỏi, tuy nhiên nếu để nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là các loại bệnh có triệu chứng đi ỉa ra máu mọi người nên chú ý:
- Bệnh trĩ: đi ỉa ra máu là một trong những triệu chứng sớm và điển hình nhất của bệnh trĩ. Nếu để ý quan sát sẽ thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh, thường màu đỏ tươi. Một số trường hợp còn thấy chảy máu khi ngồi xổm. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng như đau hậu môn, ngứa hậu môn.
- Táo bón: Bị táo bón dẫn tới đi ỉa ra máu tươi.
- Kiết lỵ: Máu thường lẫn với phân, kèm theo có chất nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đau bụng, mót rặn và đau hậu môn khi đi đi ngoài.
- Các bệnh đường tiêu hóa: chảy máu đại trực tràng thấy máu đỏ trong khi đó máu có màu đen hay đỏ thẫm thường do chảy máu đoạn trên đường tiêu hóa.
- Nứt kẽ hậu môn: tình trạng chảy máu trong phân ở bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn có thể có nhưng số lượng máu thường không nhiều, máu có màu đỏ nhạt. Ngoài ra, bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn còn có biểu hiện đau hậu môn khi đại tiện (điển hình nhất), chảy dịch ở vết nứt hậu môn…
- Polyp trực tràng: là khối u lồi vào trong lòng trực tràng, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Đi ngoài phân có máu tươi là triệu chứng thường gặp nhất, máu thường phủ ngoài mặt phân không trộn lẫn với phân. Với nhiều khối polyp có kích thước lớn dần trên 5 mm, được các bác sĩ cảnh báo nguy cơ trở thành ung thư đại trực tràng sau này.
- Ung thư dạ dày: đi ngoài phân đen có máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày, nhưng ít phổ biến hơn và thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn - khi khối u lớn bị vỡ, hoại tử...
- Ung thư đại trực tràng: máu trong phân là một trong những triệu chứng sớm có thể gặp. Máu có thể có màu đỏ, đôi khi xuất hiện với số lượng ít (máu ẩn trong phân). Có đến khoảng 60% bệnh nhân mắc ung thư trực tràng có biểu hiện đi ngoài ra máu và đây cũng là triệu chứng bệnh điển hình nhất.
- Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Đau quặn bụng dữ dội và đi ngoài ra máu, máu có thể đen hoặc tươi.
- Polyp đại, trực tràng: Đi ngoài ra máu tươi thành giọt, đôi khi thành tia. Soi và chụp đại tràng có thể thấy Pôlip.
- Tình trạng dị ứng: Gây xung huyết niêm mạc trực tràng cũng có thể gây ra đi ngoài máu tươi.
- Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa... cũng gây đi ngoài ra máu, biểu hiện thường là đi ngoài ra phân đen với mùi đặc trưng.
Đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì hết bệnh?
Khi bị đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì hết bệnh, nhanh khỏi. Nhiều người chủ quan dựa vào triệu chứng bệnh tự ý mua thuốc về điều trị, điều này là rất nguy hiểm vì dễ chẩn đoán sai và uống nhầm thuốc.
Tình trạng đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh, vì thế mà khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh không nên chủ quan và tự mua thuốc đi ngoài ra máu tươi để điều trị.
Hơn nữa, trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại thuốc trị đi ngoài ra máu tươi, việc không qua tham khảo ý kiến của bác sĩ sẽ để lại nhiều nguy hiểm cho người bệnh.
Vì thế điều quan trọng cần phải làm là bạn phải đi khám bác sĩ khi có triệu chứng đi ngoài ra máu để được chẩn đoán chính xác diện bệnh mắc phải và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cùng với đơn thuốc đúng bệnh.
Xem thêm: [Báo động] Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ẩn dấu bệnh nguy hiểm
Đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không?
Hiện tượng đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không, có cần đi khám bác sĩ không? Với câu hỏi này chuyên gia khuyên bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt vì đây là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã mắc một chứng bệnh nào đó liên quan đến đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý về hậu môn trực tràng rất nguy hiểm.
Trong hệ tiêu hóa, tế bào niêm mạc ruột luôn được được tái tạo mới, do đó có 1 lớp dịch mỏng để bôi trơn bề mặt niêm mạc ruột, giúp cho quá trình vận chuyển các chất cặn bã tới hậu môn và thải ra ngoài một cách dễ dàng.
Cơ thể bình thường sẽ sản xuất một lượng chất nhầy vừa đủ mà nhìn bằng mắt thường không phân biệt được theo phân ra ngoài. Khi chất nhầy xuất hiện nhiều đến mức có thể nhìn bằng mắt thường lẫn trong phân thì đó chính là dấu hiệu bất thường trong một số bệnh đường tiêu hóa.
Đi ngoài ra máu có dịch nhầy là hiện tượng phân có màu đen hoặc đi cầu ra máu vón cục; máu tươi dính trên giấy vệ sinh phun thành tia, nhỏ giọt… Kèm theo chất nhầy trong máu hoặc màu trắng, đỏ, hồng, vàng.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể cảm thấy: đau rát hậu môn, đi vệ sinh buốt, hậu môn ngứa, lồi, đau bụng, mệt mỏi, phân lỏng hoặc táo,…
Xem thêm: Khi trẻ đi ngoài ra máu mẹ nên làm gì? – bacsigiadinh
Đi ngoài ra máu nên ăn gì tốt nhất?
Ăn uống hợp lý và khoa học có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh trong đó có đi ngoài ra máu. Vì thế mọi người nên lập cho mình một thực đơn ăn uống thật hợp lý và nên áp dụng thường xuyên.
Vậy đi ngoài ra máu nên ăn gì tốt nhất, hãy tham khảo các loại thức phẩm dưới đây để có thể lập cho mình một thực đơn thật tốt:
- Thực phẩm giàu chất xơ
Nhiều loại rau có tác dụng nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón khá tốt, điển hình như Rau diếp cá, mồng tơi, rau má, rau khoai lang, rau đay, rau sam, rau cần…
Ngoài ra, một số loại củ quả và hạt có tỷ lệ chất xơ cao như khoai lang, củ cải, cà rốt, bơ, đu đủ, bưởi, thanh long, hạt đậu đen, vừng đen... sẽ hỗ trợ tốt cho người bị táo bón, trĩ, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
- Uống nước đầy đủ
Khi thiếu nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước từ phân vào máu, làm cho phân càng khô cứng. Táo bón thêm trầm trọng gây bất lợi cho những người vốn mắc bệnh lý trực tràng – hậu môn như trĩ, polyp, viêm nhiễm hậu môn. Niêm mạc đường ruột càng bị cọ xát, hiện tượng chảy máu càng nghiêm trọng hơn. Nên một lần nữa cần nhắc lại, uống đủ nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày thực sự khá quan trọng đối với người mắc những bệnh kể trên.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu magie
Magie là một khoáng đa lượng tối cần cho cơ thể vì góp mặt trong nhiều chuyển hóa quan trọng. Đặc biệt magie còn hỗ trợ giúp tăng cường nhu động ruột, giúp đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa trơn tru hơn.
Nhìn chung các thực phẩm giàu chất xơ thì cũng có hàm lượng magie cao. Điển hình là các loại rau xanh ( súp lơ xanh, rau dền, rau bina, bí đỏ, …), các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả hạch ( đặc biệt là hạnh nhân). Ngoài ra, người thiếu magie nên ăn thêm những thực phẩm giàu magie khác như sữa, thịt, hải sản, thậm chí la nguồn “nước cứng” cũng cung cấp cho cơ thể một phần magie đáng kể.
- Ăn các loại rau củ quả giàu vitamin C
Vitamin nổi tiếng là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó còn giúp cơ thể được thanh nhiệt hơn, tăng cường sức đề kháng, vô cùng cần thiết nếu người bệnh đang bị rách niêm mạc, chảy máu vùng hậu môn, trực tràng.
Các thực phẩm giàu vitamin điển hình nên bổ sung bao gồm: cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, mận...
- Nguồn thực phẩm giàu Rutin
Rutin là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch rất tốt. Chính vì vậy, rutin thường được khuyên dùng trong trường hợp bị suy yếu mạch máu, các trường hợp chảy máu, tổn thương niêm mạc... Nguồn rutin dồi dào nhất hiện nay phải kể đến nụ hòe. Hoặc bổ sung rutin cho cơ thể từ nguồn thực phẩm sau: lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, diếp cá, rau má...
Hi vọng nội dung ở trên đã giúp mọi người có thêm thông tin đi ỉa ra máu là dấu hiệu của bệnh gì, chữa được không và biết được khi nào mình cần đi khám bác sĩ cũng như biết lập cho mình một chế độ ăn uống hợp lý nhất.
Xem thêm: [Tin mới nhất] Đại tiện ra máu tươi có phải dấu hiệu bệnh trĩ?
Các tìm kiếm liên quan đến đi ỉa ra máu
đi ỉa ra máu
đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì
đi ngoài ra máu nên ăn gì
đi ngoài ra máu và chất nhầy
bé đi ngoài ra máu nhầy
bé đi ị ra máu
đi ngoài ra máu uống thuốc gì