[Báo động] Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ẩn dấu bệnh nguy hiểm

May 22, 2019
Bệnh Trĩ

Tỉ lệ mắc đi ngoài ra máu ngày càng gia tăng và phổ biến không kể đối tượng và lứa tuổi. Nhiều người có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau nên chủ quan cho rằng không có bệnh gì.

Theo chuyên gia chia sẻ đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ẩn dấu bệnh nguy hiểm mọi người không nên bỏ qua. Dưới đây là những thông tin chi tiết và hữu ích về vấn đề đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì nhanh khỏi, đi ngoài ra máu nên ăn gì và các cách chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian hiệu quả.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ẩn dấu bệnh nguy hiểm gì?

Xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau vì vậy mà nhiều người bỏ qua việc thăm khám và điều trị. Điều này là rất nguy hiểm vì đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng và biểu hiện của nhiều loại bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa và hậu môn – trực tràng.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là tình trạng máu chảy ra kèm theo phân mỗi lần đi đại tiện. Máu có thể chảy ra từ cả đoạn dưới và đoạn trên của đường tiêu hóa. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà máu có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc máu màu đen. Thời gian máu chảy và số lượng máu cũng khác nhau trong mỗi trường hợp.

Đi ngoài ra máu tươi nếu có nguyên nhân do táo bón thông thường hay do bị nóng trong cách chữa trị thường khá đơn giản. Trường hợp đại tiện chảy máu do các bệnh lý tại hậu môn trực tràng người bệnh cần điều trị sớm và triệt để nhằm hạn chế xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Đi cầu ra máu không hiếm gặp, hầu hết ai cũng có thể gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi, một số khác là triệu chứng nguy hiểm cần phải điều trị. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là tình trạng thường gặp phải, nguyên nhân vô cùng đa dạng như: bệnh trĩ, táo bón, nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng hay đại tràng…..

Xem thêm: [Chia sẻ] Cách chữa đi đại tiện ra máu tại nhà an toàn tiết kiệm

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Người xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu không nên chủ quan và coi thường vì có thể bạn đã mắc một loại bệnh lý nào đó mà không thể tự đoán được.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ẩn dấu bệnh nguy hiểm gì, có cần đi khám không? Điều cần làm ngay là bạn phải đi gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý mà bạn mắc phải. Vậy đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bênh gì? Bạn có thể đã mắc một trong các loại bệnh sau:

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, có liên quan đến một vài yếu tố nguy cơ, bao gồm: mang thai, táo bón mạn tính và stress, tiêu chảy mạn tính, rặn mạnh trong lúc đi tiêu hoặc ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ hoặc không cân bằng, lão hóa.

Thường xuyên ăn nhiều chất xơ và sử dụng chất làm mềm phân, ngâm nước ấm cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của bệnh trĩ.Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ bệnh trĩ.

2. Rò ống tiêu hóa

Các lỗ rò xuất hiện giữa hậu môn và trực tràng hoặc hậu môn và da. Rò ống tiêu hóa có thể gây ra rò rỉ mủ và dịch tiêu hóa hoặc máu ra ngoài cơ thể. Rò tiêu hóa cần được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với liệu pháp kháng sinh.

3. Các vết nứt

Nứt xảy ra khi các mô nằm ở hậu môn, ruột kết, trực tràng bị rách dẫn đến đau và chảy máu. Ngâm nước nóng, chế độ ăn nhiều chất xơ và chất làm mềm phân có thể giúp giảm các triệu chứng. Trong trường hợp nặng, cần điều trị theo đơn của bác sĩ hoặc phẫu thuật.

4. Viêm túi thừa

Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên đẩy ra ngoài từ thành ruột kết. Túi thừa có thể có rải suốt đại tràng nhưng phổ biến nhất là ở gần cuối của đại tràng bên trái gọi là đại tràng sigma. Những túi thừa này thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ. Đôi khi túi thừa chảy máu nhưng sự chảy máu này thường tự ngừng. Chảy máu có thể gián đoạn hoặc liên tục kéo dài. Nếu chảy máu kéo dài và nghiêm trọng cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

5. Viêm đại tràng trực tràng

Đại tràng là phần cuối của đường ống tiêu hóa. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn. Viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng đều có khả năng gây chảy máu. Các nguyên nhân thường gặp của viêm trực tràng và viêm đại tràng bao gồm: nhiễm khuẩn, ký sinh trùng; hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh Crohn; sau điều trị xạ trị hoặc hóa trị liệu; quan hệ tình dục qua đường hậu môn; uống nhiều rượu bia; táo bón. Các phương pháp điều trị viêm trực tràng và đại tràng tùy thuộc vào nguyên nhân và từ kháng sinh đến phẫu thuật.

6. Viêm dạ dày ruột

Nhiễm khuẩn có thể gây viêm đại tràng và dạ dày, gây tiêu chảy có thể chứa chất nhầy và các đốm máu. Điều trị viêm dạ dày ruột thường bao gồm bù chất lỏng, nghỉ ngơi, kháng sinh hoặc thuốc kháng virut, tùy thuộc vào nguyên nhân.

7. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Quan hệ tình dục không được bảo vệ có liên quan đến vùng hậu môn có thể lây lan rất nhiều bệnh. Có thể gây viêm vùng hậu môn và trực tràng, làm tăng khả năng chảy máu.Việc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường liên quan đến thuốc kháng sinh, thuốc kháng virut hoặc thuốc chống nấm, tùy theo nguyên nhân là do vi khuẩn, virut hoặc nấm.

8. Sa trực tràng

Sa trực tràng thường xảy ra ở người lớn tuổi hơn người trẻ. Sa trực tràng thường dẫn đến đau và chảy máu. Điều trị bệnh sa trực tràng bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa cần thiết, nhưng chỉ góp một phần vào kết quả của điều trị.

9. Polyp

Polyp là những khối u lồi vào trong lòng ruột kết, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết... Khi polyp phát triển trên lớp lót của đại trực tràng, chúng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu nhẹ. Trong nhiều trường hợp, cần loại bỏ polyp để có thể kiểm tra dấu hiệu ung thư và để tránh nguy cơ ung thư.

10. Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Ung thư có ảnh hưởng đến ruột già hoặc trực tràng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu. Một số trường hợp ung thư ruột kết và ung thư trực tràng phát triển từ polyp lành tính ban đầu. Tất cả các trường hợp ung thư dạ dày-ruột đều cần được điều trị, thường là sự kết hợp của hóa trị liệu, xạ trị và phẫu thuật.

11. Xuất huyết tiêu hóa

Tổn thương trầm trọng đối với bất kỳ cơ quan tiêu hóa nào có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Bệnh đường tiêu hóa nặng cũng có thể dẫn đến xuất huyết trong.

Xem thêm: Khi trẻ đi ngoài ra máu mẹ nên làm gì? – bacsigiadinh

Đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì nhanh khỏi?

Có rất nhiều trường hợp bị đi ngoài ra máu tươi tự ý đoán bệnh và mua thuốc điều trị không qua thăm khám và kê đơn của bác sĩ. Điều này là rất nguy hiểm rất dễ chẩn đoán nhầm diện bệnh, uống sai thuốc vì đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng của nhiều diện bệnh phải qua thăm khám mới biết chính xác được.

Theo các chuyên gia cho biết, đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm. Nên trước khi muốn biết đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì nhanh khỏi, thì bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì

Cần đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, diện bệnh mắc phải từ đó mới có thể đưa ra phương án điều trị thích hợp và kê đúng loại thuốc.

Việc sử dụng thuốc chỉ được áp dụng cho các bệnh lý ở mức độ nhẹ, còn ở mức độ nặng thì nhất thiết là phải có sự can thiệp ngoại khoa.

Đi ngoài ra máu nên ăn gì nhanh hết bệnh?

Chế độ ăn uống hợp lý có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa đi ngoài ra máu hiệu quả. Mọi người nên lập cho mình thực đơn ăn uống hàng ngày khoa học và tuân thủ hàng ngày để có kết quả tốt nhất.

Vậy đi ngoài ra máu nên ăn gì để nhanh hết bệnh, dưới đây là các thực phẩm nên ăn mà các chuyên gia, bác sĩ chia sẻ và khuyên nên áp dụng:

Ăn nhiều chất xơ

Khi bị đi ngoài ra máu bạn nên bổ sung chất xơ trong thực đơn của mình, vì chất xơ có tác dụng tham gia dự trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ mềm ra nên dễ dàng khi di chuyển ra ngoài, giảm tình trạng đại tiện ra máu. Một số thực phẩm giàu chất xơ được nhắc đến như: rau xanh, bánh mì, các loại đậu, hoa quả như mận, kiwi, lê…

Các loại ngũ cốc

 Các loại ngũ cốc chứa rất nhiều Vitamin , nhiều chất xơ, không chỉ tốt cho tim mạch mà còn tốt cho các bệnh đại tràng, đi ngoài ra máu. Một số loại ngũ cốc dinh dưỡng cao như: ngô, lúa mạch, yến mạch, đậu nành.

Sữa chua

 Sữa chua được biết đến rất tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón, phòng và hạn chế tình trạng đi cầu ra máu. Bên cạnh đó, sữa chua còn có một số tác dụng khác như: tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol “xấu”, giữ ổn định trọng lượng cơ thể, giúp xương chắc khỏe, giảm viêm hiệu quả.

Thực phẩm chứa nhiều magie

 Thực phẩm chứa nhiều magie có trong sữa, rau đay, rau khoai lang, củ khoai, những loại thực phẩm này có tác dụng làm mềm phân, nhuận tràng, đặc biệt mỗi ngày ăn một vài quả chuối sẽ giúp bạn giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.

Thực phẩm chứa nhiều Vitamin C

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C có tác dụng hỗ trợ đề kháng với nhiễm trùng như: cảm cúm, mau lành vết thương, tăng cường hấp thụ chất sắt, chống bệnh đục thủy tinh thể bằng cách tăng lượng máu đến mắt. Vitamin C chứa nhiều trong các loại thực phẩm như cà chau, lê, ổi, táo, dâu tây, đu đủ, cam..

Nguồn thực phẩm giàu Rutin

Rutin là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch rất tốt. Chính vì vậy, rutin thường được khuyên dùng trong trường hợp bị suy yếu mạch máu, các trường hợp chảy máu, tổn thương niêm mạc...

 Nguồn rutin dồi dào nhất hiện nay phải kể đến nụ hòe. Hoặc bổ sung rutin cho cơ thể từ nguồn thực phẩm sau: lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, diếp cá, rau má...

Uống đủ nước

Như chúng ta đã biết, mỗi ngày cơ thể cần cung cấp đủ 2 lít nước. Do vậy, bạn nên cung cấp đủ nước mỗi ngày để có đủ năng lượng hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, bạn nên cung cấp thêm cho cơ thể nước ép trái cây tươi mỗi ngày sẽ tốt hơn. Tốt nhất sau khi thức dậy buổi sáng, bạn nên uống một cốc nước lạnh để kích thích nhu động ruột và có thể giải độc, thanh lọc cơ thể.

Xem thêm: [Hoảng sợ] Đi ỉa ra máu là dấu hiệu của bệnh gì, chữa được không?

Các cách chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian hiệu quả nhất

Các cách chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian hiện nay vẫn được ưa chuộng vì các cách này đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, dễ sử dụng và không bị tác dụng phụ khi áp dụng thực hiện.

Bài thuốc 1: Chữa đi ngoài ra máu bằng rau diếp cá

Theo y học cổ truyền, cây diếp cá có công năng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, tiêu thủng, lợi tiểu mạnh làm bền mao mạch (do có hợp chất flavonoit). Việc dùng rau diếp cá là cách chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian đơn giản, tiết kiệm nhưng công dụng của nó lại được đánh giá cao.

Bạn chỉ cần rửa sạch một nắm rau diếp cá tươi rồi cho ít nước vào xay thành khoảng một ly và uống trước khi ăn một giờ. Chỉ cần uống 3 ngày liên tiếp sẽ hết đi đại tiện ra máu.

Hoặc lấy khoảng 30g lá diếp cá khô (khoảng 20g lá tươi) đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun trong vòng 15 phút sau đó đem ra xông vào vùng vết thương ở dưới hậu môn. Xông tới khi nào nước ấm lấy bã của rau diếp cá ra rửa, lặp lại mỗi ngày.

Bài thuốc 2: Hòe hoa, trắc bá diệp, kinh giới, chỉ xác.

Mỗi nguyên liệu 45g đem sấy khố, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm

Triệu chứng đi ngoài ra máu nhỏ giọt có thể sử dụng bài thuốc từ hòe hoa để giúp ngăn chặn tình trạng này hiệu quả. Theo đông y, hoa hoè vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lương huyết và chỉ huyết, thường được dùng để chứa các chứng bệnh như đại tiện ra máu, trĩ huyết (bệnh trĩ chảy máu), tiểu tiện ra máu, băng huyết, băng kinh, rong huyết, rong kinh...

Bài thuốc trên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, phòng tránh và ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển một cách an toàn

Bài thuốc 3: Lá ngải cứu điều trị chứng đi ngoài ra máu

Tác dụng:

Lá ngải cứu được coi là vị thuốc quý trong dân gian, có khả năng chữa các căn bệnh đường tiêu hóa như táo bón, bệnh trĩ hay đi ngoài ra máu…

Theo Đông y, lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm, khả năng kháng viêm nhiễm, nhuận tràng cần có thể điều trị chứng đi ngoài ra máu.

Ẳn lá ngải cứu với trứng hay giã nát lá ngải cứu đắp vào khu vực "cửa sau", thực hiện rất hay hàng ngày giúp đến khi chứng đi cầu ra máu chuyển biến tốt.

Bài thuốc 4: Chữa chứng đại tiện ra máu đỏ tươi bằng rau sam

Tác dụng:

Rau sam có tác động kháng viêm nhiễm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu, thường được sử dụng trong trị những chứng căn bệnh Cùng với da hay chứng bệnh "cửa sau" trực tràng như sỏi thận, kiết lỵ, bao gồm cả chứng đại tiện ra máu.

Bài thuốc nam chữa đi ngoài ra máu từ rau sam khá đơn giản. bệnh nhân chỉ cần thiết giã nát nước rau sam để chắt lấy nước, pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ để uống khi đói. Mỗi ngày uống một lần.

Chữa đi ngoài ra máu tươi bằng rau sam

Bài thuốc 5: Chữa bệnh đi cầu ra máu bằng cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi còn có tên là cây cỏ mực có vị ngọt, tính lương vào hai kinh thận và can, có tác dụng chỉ huyết, bổ thận âm. Trong dân gian, loại cỏ này được sử dụng để cầm máu, chữa bệnh trĩ và nhiều công dụng khác nữa.

Bạn có thể sử dụng cỏ nhọ nồi chữa đi cầu ra máu bằng cách cột một nắm cỏ nhọ nồi để nguyên cả rễ rồi giã nhuyễn. Sau đó, hãy cho một chén rượu nóng vào để lấy dịch đặc rồi uống nước còn bã đắp ngoài hậu môn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ẩn dấu bệnh nguy hiểm được tổng hợp kiến thức từ các chuyên gia nổi tiếng. Hi vọng mọi người có thêm kiến thức và tìm được cho mình một phương pháp chữa bệnh tốt nhất.

Xem thêm:  [Tin mới nhất] Đại tiện ra máu tươi có phải dấu hiệu bệnh trĩ?

Các tìm kiếm liên quan đến đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

đi ngoài ra máu tươi đau rát hậu môn

đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì

đau bụng đi ngoài ra máu

đi đại tiện ra máu ở nữ

đi ngoài ra máu nên ăn gì

đi cầu ra máu ở nam giới

đi ngoài ra máu tươi cuối bãi

chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian

Trịnh Tùng

chuyên khoa Ngoại tiêu hóa

Trình độ học vấn:

  • Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội
  • Bác sỹ chuyên khó cấp I
  • Bác sỹ Nội trú tại cộng hòa Pháp
  • Bác sỹ chuyên khoa cấp II
  • Tiến sĩ, bác sỹ y khoa

Các khóa học tham gia:

  • Khóa đào tạo giảng viên cấp cứu chấn thương tại     Hoa Kỳ năm 2003
  • Khóa đào tạo phẫu thuật ngoại khoa tại Hàn Quốc     1997

Quá trình công tác:

  • Năm 1997-2003: Phẫu thuật viên, Trưởng khoa phẫu     thuật tiêu hóa bệnh viện Xanh-pôn Hà Nội.
  • 2003-2011: Phó giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền     Trung Ương (phụ trách chuyên môn)
  • Năm 2011- nay: Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham     gia khám, điều trị, phẫu thuật tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà     Nội. Cố vân chuyên môn (phẫu thuật) của bệnh viện Y học Cổ truyền Trung     ương. Phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Sở trường chuyên môn:

  • Thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về     tiêu hóa
  • Điều trị và phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực     tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng có gần 40 năm kinh nghiệmkhám, điều trị và phẫu thuật các bệnh hậu môn – trực tràng. Với kinh nghiệm,trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sỹ luôn đượcngười bệnh tin tưởng, tín nhiệm.

Related Posts

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form