Khi trẻ đi ngoài ra máu mẹ nên làm gì? – BacSiGiaDinh

May 23, 2019
Bệnh Trĩ

Khi trẻ đi ngoài ra máu thì các mẹ không nên chậm trễ mà phải đưa con đi khám ngay vì đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu tươi làm cho không ít phụ huynh hốt hoảng lo sợ không biết con mình bị bệnh gì.

Dưới đây là giải đáp của chuyên gia về vấn đề trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có sao không, trẻ đi ngoài ra máu nhầy có nguy hiểm không và cách chữa trẻ đi ngoài ra máu hiệu quả tốt nhất hiện nay. 

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Khi trẻ đi ngoài ra máu đó là dấu hiệu cảnh báo trẻ đã mắc một loại bệnh khá là nguy hiểm các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chú ý đưa con đi khám ngay. Tình trạng này nếu để nặng và kéo dài gây biến chứng nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Vầy trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không, trong trường hợp không được chữa trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng như:

Đi ngoài ra máu khiến trẻ bị mất máu, dẫn đến thiếu máu, gây tụt huyết áp và suy nhược cơ thể.

Trẻ đi ngoài ra máu trong thời gian dài sẽ khiến vùng da quanh hậu môn viêm loét, nhiễm trùng.

Tình trạng này nếu kéo dài, có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn cho bé như ung thư trực tràng, viêm nhiễm đường sinh dục… làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Một số trường hợp trẻ đi ngoài mất máu quá nhiều còn dẫn đến tử vong.

Khi trẻ đi ngoài ra máu mẹ nên làm gì đó là các bậc cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị càng sớm càng tốt. Như vậy sẽ giúp tránh được các vấn đề không mong muốn xảy ra với trẻ.

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không

Xem thêm: [Chia sẻ] Cách chữa đi đại tiện ra máu tại nhà an toàn tiết kiệm

Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu tươi

Trẻ đi ngoài ra máu thường do nhiều nguyên nhân khác nhau và có những biểu hiện khác nhau. Do đó các bậc cha mẹ cần phải nắm bắt chính xác triệu chứng, biểu hiện để kịp thời đưa bé đi khám và điều trị sớm nhất.

Dưới đây là các nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu tươi các mẹ nên chú ý tham khảo:

- Bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội, đau từng cơn, đi tiêu ra nhiều máu và đờm, thường kèm theo nôn ói. Việc như vậy xảy ra với các bé mạnh khỏe, bụ bẫm thì chính là bé bị lồng ruột chứ không phải bị bệnh khác như người ta vẫn hay nhầm nếu không được chụp X-Quang hay siêu âm kỹ càng. Trong trường hợp này, hi thấy bé đau bụng dữ dội một cách bất thường là phải đưa bé đến bác sĩ khám ngay chứ không đợi đến lúc trẻ có triệu chứng nôn ói và ra máu ở hậu môn.

- Táo bón: Bé đi tiêu ra phân khô, cứng, chặt nên làm rách màn hậu môn gây xuất huyết. Bé đi tiêu chảy ra máu tươi, thành từng giọt sau khi phân đã ra.

- Bệnh trĩ: Bé có thể đi tiêu ra máu vì trĩ nhưng bệnh này rất hiếm ở trẻ con. Khi bị trĩ, bé đi tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu nên khiến người chăm sóc dễ lầm là bệnh kiết.

- Sốt thương hàn: Biến chứng bình thường nhất của xuất huyết ở bộ tiêu hóa, sốt xuất huyết làm cho bé nôn ói, đi tiêu ra máu. Trong trường hợp này máu có màu đen và hơi xám hoặc đỏ tươi.

- Chảy máu cam: Có nhiều bé đi cầu ra phân đen vì ngày hôm trước đã bị chảy máu cam chứ không liên quan đến đường tiêu hóa của bé.

- Bệnh kiết: Bé đi tiêu khó khăn, đau bụng nhiều, bé phải rặn nhiều phân mới ra, đau bụng dưới nhiều khiến cho bé đòi đi cầu nhưng phân không thể ra hoặc ra ít, có lẫn đàm và máu.

- Bệnh kiết do Amibe là một loại bệnh ở ruột già, giai đoạn đầu phân đỏ tươi, có lẫn mũ do ruột tiết ra và đàm nhớt. Bệnh thường làm bệnh nhân nóng sốt nhưng không cấp tính. Kiết do Amibe thường ít xảy ra ở trẻ em nhưng có thể trở thành kinh niên khó chữa.

- Kiết do trực tràng thường gặp ở trẻ em, giai đoạn 2 – 6 tuổi bé dễ bị kiết trực tràng. Bệnh cấp tính, bé nóng sốt rất nhanh, có thể gây động kinh, nôn ói, đi tiêu nhiều lần có đờm-máu lẫn lộn, đau bụng. Nếu không chữa kịp thời bé có thể tử vong do mất nước và rối loạn các chất điện giải. Nhưng nếu chữa kịp thời và đúng cách thì bệnh kiết trực tràng là một bệnh dễ khỏi.

Xem thêm: [Báo động] Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ẩn dấu bệnh nguy hiểm

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy có sao không?

Nếu trẻ xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu nhầy thì các phụ huynh không nên chu quan mà cần phải đưa trẻ đi khám ngay. Hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu nhầy không hề bình thường, phụ huynh phải chú ý quan sát màu sắc, lượng máu nhầy cùng biểu hiện đi kèm để xác định được nguyên nhân gây bệnh đồng thời có tìm ra phương pháp chữa thích hợp nhất.

Bé đi ngoài ra máu nhầy thường xuất hiện dưới 2 dạng: các đốm, vệt dài hoặc hòa lẫn với phân. Để xác định được tình trạng của con, các mẹ cần kiểm tra xem mức độ chảy máu trong phân là nhiều hay ít vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của bé.

Nếu bé đi ngoài ra máu nhầy nhưng lượng máu nhầy rất ít thì chỉ ở mức độ nhẹ. Lúc này, bé vẫn khỏe mạnh, hoạt động bình thường, da hồng hào…

Nếu bé đi ngoài ra máu nhầy liên tục, lượng nhiều, da bé nhợt nhạt, bé có biểu hiện mệt mỏi, vật vã… thì đây là mức độ nặng. Bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được thăm khám, điều trị đúng cách.

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy có sao không

Khi trẻ đi ngoài ra máu mẹ nên làm gì để trẻ hết bệnh

Khi trẻ đi ngoài ra máu các mẹ không nên lo lắng thay vào đó hãy chú ý quan sát tình trạng của bé, tìm hiểu nguyên nhân và đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm nhất.

Ngoài ra các bậc cha mẹ nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt của trẻ đồng thời lập chế độ ăn uống khoa học dinh dưỡng theo lời khuyên của chuyên gia dưới đây:

  • Phòng ngừa thiếu vitamin K

Để đề phòng tình trạng thiếu vitamin K, mẹ nên chủ động bổ sung trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc tiêm tĩnh mạch 50mg lúc chuyển dạ.Bên cạnh đó mẹ cần ăn uống đủ chất trong thời gian cho con bú.

  • Bổ sung chất xơ

Với trẻ ăn dặm mẹ nên bổ sung chất xơ, rau củ trong thức ăn của trẻ để ngăn chặn tình trạng táo bón cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên cho con ăn thêm sữa chua, men tiêu hóa để kích thích hệ tiêu hóa cho trẻ.

Không ít bà mẹ phải đau đầu trong việc bổ sung chất xơ cho các bé vì đa số các nhóc tì đều lười ăn trái cây, rau quả, dẫn đến con thường bị triệu chứng táo bón ghé thăm. Liệu có chế độ ăn đơn giản nào có thể đáp ứng được nhu cầu chất xơ cho bé không?

  • Cho bé uống đủ chất lỏng

Cho con uống đủ nước và sữa trong này. Tùy theo độ tuổi để trẻ nên uống lượng nước cần thiết như trẻ từ 6-12 tháng tuổi nên uống 15-30ml/ngày. Trẻ 1 tuổi thì uống nước theo tỉ lệ trọng lượng. Ví dụ bé 8kg thì uống 800ml, bé 10kg uống 1.000ml/ngày.

  • Tập thói quen đi tiêu đúng giờ

Nên tập cho trẻ thói quen đi ngoài hàng ngày vào một giờ cụ thể. Thói quen này cũng là cách giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón có thể xảy ra.

  • Cho bé vận động nhiều hơn

Việc đi lại, vận động nhiều không chỉ giúp cho bé chắc khỏe xương khớp mà còn giúp bé dễ đi đại tiện. Nhu động ruột sẽ kích thích khiến bé có cảm giác đi cầu thường xuyên, tránh được hiện tượng táo bón do phân vón cục. Bố mẹ không nên bế quá nhiều sẽ khiến bé lười vận động.

  • Giữ vệ sinh cá nhân

Vệ sinh thân thể bé sạch sẽ trước và sau khi ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Ngoài ra, mẹ nên rửa tay sạch trước khi cho bé ăn.

Ngoài ra, nếu thấy theo dõi trẻ đi ngoài ra máu và có triệu chứng của bệnh lồng ruột, bệnh kiết lị, thương hàn, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị cụ thể, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Xem thêm: [Hoảng sợ] Đi ỉa ra máu là dấu hiệu của bệnh gì, chữa được không?

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu an toàn, hiệu quả nhanh khỏi nhất 2019

Các cách chữa trẻ đi ngoài ra máu an toàn hiệu quả nhanh khỏi nhất là gì? Theo ý kiến của chuyên gia nếu trẻ bị đi ngoài ra máu thì các mẹ không nên tự y mua thuốc điều trị tại nhà, điều này rất nguy hiểm nếu chẩn đoán sai bệnh, uống sai thuốc không khỏi còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vì thế các mẹ nên chú ý và quan sát kỹ tình trạng đi ngoài ra máu, màu sắc phân,.. của trẻ và đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng, loại bệnh mà trẻ mắc phải.

Qua kết quả khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phương án chữa trị phù hợp và cho bạn lời khuyên tốt nhất để chăm sóc bé:

– Cho bé bú sữa mẹ là cách tốt nhất để đường tiêu hóa hoạt động bình thường, giúp hệ miễn dịch được nâng cao.

– Kiểm tra lại thức ăn, đồ uống hoặc các loại thuốc của bé.

– Uống thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân đi ngoài ra máu và chất nhầy là do nhiễm vi khuẩn.

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu an toàn

– Nếu trẻ đi ngoài có máu và chất nhầy kèm với dấu hiệu sốt cao, mất nước hoặc máu chảy nhiều thì phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Trên đây là tất cả thông tin chi tiết về vấn đề khi trẻ đi ngoài ra máu mẹ nên làm gì, hi vọng các bậc cha mẹ đã biết cách chăm sóc cho trẻ khi bị đi ngoài ra máu.

Ngoài ra nếu còn điều gì thắc mắc thì mọi người nên đưa con đi khám để đực bác sĩ giải đáp và tư vấn.

Xem thêm: [Tin mới nhất] Đại tiện ra máu tươi có phải dấu hiệu bệnh trĩ?

Các tìm kiếm liên quan đến trẻ đi ngoài ra máu

trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi

trẻ đi ngoài ra máu đỏ tươi

cách chữa trẻ đi ngoài ra máu

trẻ đi ngoài ra máu khám ở đâu

trẻ đi ngoài ra máu nên ăn gì

trẻ 3 tuổi đi ngoài ra máu tươi

làm gì khi trẻ bị đi ngoài ra máu

trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Trương Phú Hải

Chuyên khoa: chuyên khoa II Ngoại khoa tiết niệu, namhọc.

Trình độ học vấn:

- Đại học Y Hà Nội

Quá trình công tác:

- Từng công tác tại khoa Ngoại – bệnh viện Đa khoa HàĐông – Hà Nội

- Nguyên PGĐ phụ trách chuyên môn, trưởng khoa ngoạibệnh viện đa khoa Hà Nội.

- Chuyên viên y tế công tác tại Angola...

- Giảng viên kiêm nghiệm bộ môn Ngoại - Tiêu hóa tạibệnh viện 103 - Học viện Quân Y 103

Sở trưởng chuyên môn:

        -Tư vấn và điều trị các bệnh lý nam khoa

        - Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền quađường tình dục cho nam giới

        - Thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu vàngoại tiết niệu nam

        - Phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực tràngnhư: Trĩ, áp-xe hậu môn, dò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Bác sĩ luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhânsẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe các bệnh nam khoa, viêm nhiễm cơquan sinh dục nam, rối loạn chức năng sinh lý cũng như là chuẩn đoán vô sinhhiếm muộn ở nam giới.

Related Posts

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form